(Wrote in 10/5/2011)

Last weekend, My friend and I used about 2 hours of Saturday for taking afternoon exercise and 2 hours of Sunday for having breakfast. Of course, all are just for relaxing :d coz they were flashed suddenly through her mind. I was very eager to accept her invitation :x She is also my neighbour, so it is always very easy for us to meet when we have something needs to be shared or relaxed.
                                                                                                                       
On Saturday afternoon, we intended to run around a park in Định Công. When we were being on the way to go there, she wanted to change the place for exercise from Dinh Cong to Indira Park opposite National Cinema. However, she felt very hungry, so I took her to find barbecued meat, our favourite food :d. We usually eat it before or after the exercise. Unfortunately, we couldn’t find it. But no problem coz our alternative was “trứng ngải cứu”. Then, we had an interesting idea that doing exercise in Sword Lake:d Interestingly, the first thing we did when we arrived the lake was to look for “ốc quế” Trang Tien ice cream, very famous speciality of Ha Noi. It was very difficult to get “ốc quế” due to a very very long standing line. Unluckily, when the next is me, “ốc quế” was all gone :(( However, we were very flexible to eat another kind of ice cream. It was very good in hot summer days! An enjoyable feeling happened when we changed the place for exercise coz it was very crowded around Sword Lake :) On my motorbike, we went to West Lake. Finally, we officially did exercise here for about total 15 minutes :)) We could not run anymore because of very full stomach :d We enjoyed the sunset for a minute coz it was very late. We also confided in each other about our life stories. We decided to go home when it became dark and mosquitoes made an attack on us :d It could be said that this exercise was Hanoi Tour on Saturday afternoon :))
                                                                                                         
On Sunday morning, we planned to have a breakfast at 8:00 o’clock. But we slept in bed late :d I picked her up at about 9:15. It was very very sunny and hot, so she sweated very much on my motorbike :p “Phở bò” near Imperial Colleage on Tôn Đức Thắng street was the food we chosen for our breakfast. A funny thing related to fresh chilli happened. It made us giggle ;)) We told our stories to each other, for example, my girls and her boys :d The next activity was to find coffee shop near Xã Đàn Lake to eat yoghurt-soaked fruits. Simply like that, we spent Sunday morning together softly and quietly.                                                                                                                                                                  

Finally, I only want to say that she is MY IDOL because I like your style. Her photos are always very beautiful, lovely and attractive for me. On my facebook, I haver just created an album including her photos which I collected from her fb and Mr. Thắng’s fb and taken by me.

Qua các dự án phát triển hệ thống y tế nói chung và bệnh viện nói riêng, Mr. Long đã có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động quản lý bệnh viện như lập kế hoạch phát triển chiến lược, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế, chất thải bệnh viện, kiểm soát nhiễm khuẩn...

(1) Xây dựng đề án phát triển Bệnh viện: Đề án Phát triển Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030...

(2) Triển khai các hoạt động chuẩn hóa y tế như xây dựng các phác đồ điều trị cho bệnh viện: Cệnh viện tỉnh Bình Phước, Sơn La, Lào Cai, Hưng Yên và Bệnh viện Nhi Hải Phòng

(3) Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế cho các dự án phát triển bệnh viện tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Tái thiết Đức, Chính phủ Phần Lan, Chính phủ Áo, The Atlantic Philanthropies... và các nguồn ngân sách nhà nước (Ủy ban Nhân dân, Sở Y tế và các bệnh viện...)

(4) Đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch quản lý chất thải và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện trong các dự án phát triển bệnh viện do Ngân hàng Tái thiết Đức tài trợ

(5) Tham gia tổ chức các Diễn đàn Bệnh viện: Diễn đàn bệnh viện II của Dự án Nâng cấp bệnh viện tỉnh (Ngân hàng tái thiết Đức)...


Mr. Long đã tham gia nhiều các hoạt động quản lý dự án từ chuẩn bị, xây dựng, lập kế hoạch, triển khai, theo dõi và đánh giá dự án. y tế tài trợ bởi các nhà tài trợ trong nước và quốc tế.



(1) Xây dựng các nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả hay các nghiên cứu chuẩn bị thành lập dự án:

Dự án đầu tư trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Nhi Trung ương, tài trợ bởi tổ chức Atlantic Philanthropies (Hoa Kỳ)
- Mục tiêu dự án: “Hỗ trợ Bệnh viện Nhi Trung ương trở thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo hiện đại và cung cấp các dịch vụ y tế chuyên khoa nhi của tuyến cuối cùng chất lượng cao“
Thành phần dự án: (i) Mua sắm trang thiết bị y tế cho các khoa ưu tiên và (2) Đào tạo và chuyển giao công nghệ cho cán bộ bệnh viện
- Nhiệm vụ: Xây dựng văn kiện dự án theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ, tài trợ bởi World Bank. (Xây dựng kế hoạch đầu tư tổng thể cho các cơ sở y tế
- Mục tiêu dự án: “cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng của người dân trong khu vực, đặc biệt là người nghèo“
- Thành phần dự án: (i) Hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân dễ bị tổn thương do điều kiện khó khăn về kinh tế, (ii) Củng cố các dịch vụ y tế tuyến huyện, (iii) Cải thiện chất lượng và số lượng nhân lực cho ngành y tế, (iv) Quản lý, theo dõi và đánh giá dự án
- Nhiệm vụ: Hỗ trợ chuyên gia quốc tế xây dựng Báo cáo Kế hoạch đầu tư tổng thể 


Tăng cường hệ thống y tế tỉnh - Chuẩn bị dự án: Nghiên cứu khả thi cho các tỉnh Nghệ An và Thái Bình, tài trợ bởi Chính phủ Đức
- Mục tiêu dự án: “Cải thiện khả năng tiếp cận của người dân, đặc biệt là người nghèo và nhóm dân số cần được quan tâm đối với các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng được phân tuyến của hệ thống y tế tỉnh
- Thành phần dự án: (i) Lập kế hoạch và quản lý hệ thống y tế, (ii) Chất lượng của các dịch vụ y tế dự phòng ưu tiên, (iii) Chất lượng của các dịch vụ khám chữa bệnh ưu tiên, (iv) Hỗ trợ “Củng Cố Hệ Thống Y Tế” ở cấp quốc gia, (v) Nâng cấp cơ sở hạ tầng của các cơ sở y tế, (vi) Cải thiện khả năng quản lý rác thải y tế và các dịch vụ bảo dưỡng trang thiết bị
- Nhiệm vụ: Cùng với chuyên gia quốc tế xây dựng báo cáo khả thi 


Tăng cường hệ thống y tế tỉnh (Chương trình hợp tác tài chính và kỹ thuật) Khảo sát các cơ sở y tế ở 3 tỉnh dự án (Yên Bái, Thanh Hóa và Phú Yên), tài trợ bởi Chính phủ Đức
- Mục tiêu dự án: “cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ khám chữa bệnh và dự phòng tại các tỉnh được lựa chọn”
- Thành phần dự án: (i) Lập kế hoạch và quản lý hệ thống y tế,(ii) Chất lượng của các dịch vụ y tế dự phòng ưu tiên, (iii) Chất lượng của các dịch vụ khám chữa bệnh ưu tiên, (iv) Nâng cấp cơ sở hạ tầng của các cơ sở y tế, (v) Cải thiện khả năng quản lý rác thải y tế và các dịch vụ bảo dưỡng trang thiết bị
- Nhiệm vụ: Cùng với chuyên gia quốc tế xây dựng báo cáo kháo sát các cơ sở y tế


Dự án Tăng cường Hệ thống Y tế tỉnh Thanh Hóa, sử dụng ngân sách ODA của Chính phủ Đức (Chu kỳ V)
- Mục tiêu dự án: “Cải thiện khả năng tiếp cận của người dân, đặc biệt là người nghèo và nhóm dân số cần được quan tâm đối với các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng được phân tuyến cho hệ thống y tế tỉnh“
- Thành phần dự án: (i) Lập kế hoạch và quản lý hệ thống y tế, (ii) Chất lượng của các dịch vụ y tế dự phòng ưu tiên, (iii) Chất lượng của các dịch vụ khám chữa bệnh ưu tiên, (iv) Nâng cấp cơ sở hạ tầng của các cơ sở y tế và (v) Cải thiện khả năng quản lý rác thải y tế và các dịch vụ bảo dưỡng trang thiết bị
- Nhiệm vụ: Xây dựng đề cương chi tiết dự án đầu tư sử dụng vốn ODA (Tiếng anh và Tiếng Việt) cho Sở Y tế Thanh Hóa. Đề cương này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư sử dụng để đàm phán với nhà tài trợ.


Nghiên cứu khả thi dự án hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng), tài trợ bởi Chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ Phần Lan tại Việt Nam
- Mục tiêu dự án: “Góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế cho tỉnh Hà Nam"
- Thành phần dự án: (i) xây dựng, (ii) cung cấp trang thiết bị và (iii) đào tạo. Ngân sách cho Thành phần 1 và 3 là vốn đối ứng, Thành phần 2 sẽ được Chính phủ Phần Lan hỗ trợ.
- Nhiệm vụ:  Cùng chuyên gia quốc tế xây dựng Báo cáo Kế hoạch đầu tư tổng thể 


Dự án Lò đốt chất thải rắn y tế tập trung cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, tài trợ bởi ngân sách tỉnh
- Mục tiêu dự án: Tăng cường quản lý chất thải rắn y tế tập trung cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Tuy Hòa đảm bảo đạt các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của quốc gia nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường và cảnh quan tại các cơ sở y tế trong thành phố
- Các thành phần dự án: (i) Xây dựng trung tâm xử lý chất thải rắn y tế tập trung và (ii) Mua sắm thiết bị xử lý và các thiết bị/phương tiện hỗ trợ 
- Nhiệm vụ: Viết báo cáo lập dự án


Dự án đầu tư trang thiết bị y tế Trung tâm Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tài trợ bởi Ngân sách Thành phố Hà Nội
- Mục tiêu chung của dự án: “ Đầu tư trang thiết bị y tế đồng bộ và tiên tiến cho Trung tâm Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhằm nâng cao năng lực chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh để phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh tren địa bàn Thành phố và các khu vực lân cận giúp nâng cao chất lượng dân số“
- Thành phần của dự án: (i) Mua sắm trang thiết bị y tế cho Trung tâm Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh và (ii) Đào tạo và chuyển giao công nghệ cho cán bộ bệnh viện 
- Nhiệm vụ: Xây dựng thuyết minh về đề nghị chấp thuận điều kiện bố trí kế hoạch c huẩn bị đầu tư và lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án.


Đề án Đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế Bệnh viện công lập Hà Nội, giai đoạn 2011 – 2015, tài trợ bởi Ngân sách Thành phố Hà Nội và Xã hội hóa 
- Mục tiêu dự án: Đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ cho các bệnh viện công của Thành phố Hà Nội nhằm cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân Thành phố Hà Nội“ 
- Thành phần dự án: (i) Mua sắm trang thiết bị  tế  và (ii) Đào tạo và chuyển giao công nghệ cho cán bộ bệnh viện 
- Nhiệm vụ: Tham gia viết Đề án cho Sở Y tế Hà Nội.


Dự án đầu tư trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, tài trợ bởi Ngân sách nhà nước
- Mục tiêu chung: “Hiện đại hóa trang thiết bị y tế Bệnh viện Đa khoa Đống Đa nhằm tăng cường năng lực khám chữa bệnh cho người dân tại Hà Nội và các khu vực lân cận“ 
- Nhiệm vụ: Xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án


Đề án Tăng cường năng lực chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tuyến tỉnh/thành phố đến năm 2015
- Mục tiêu Đề án: “Nâng cao năng lực của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh nhằm kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về VSATTP từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo đủ năng lực quản lý và điều hành các hoạt động vì chất lượng VSATTP, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực“
Thành phần dự án: (i) Xây dựng cơ sở hạ tầng, (ii) Cung cấp các trang thiết bị thiết yếu, (iii) Nâng cao năng lực chuyên môn 
- Nhiệm vụ: Xây dựng Đề án cho Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm



(2)  Theo dõi các hoạt động của dự án:

Dự án VIE/025 - Tăng cường dây chuyền lạnh cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng, tài trợ bởi Lux-Development
- Mục tiêu chung của dự án: ”tăng cường thiết bị dây chuyền lạnh và hỗ trợ bảo dưỡng thiết bị cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Mục đích của nhiệm vụ bảo dưỡng là hỗ trợ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương/Tiêm chủng mở rộng trong công tác xây dựng và thực hiện trên cả nước kế hoạch bảo dưỡng thiết bị trong giai đoạn 36 tháng đối với tuyến xã và 30 tháng đối với tuyến huyện và tỉnh 
- Thiết bị dây chuyền lạnh được cung cấp: Dự án VIE/025 đã cung cấp 990 tủ TCW3000, 46 tủ TFW 800 của hãng Dometic vào năm 2008.  Dự án VIE/018 đã cung cấp  4008 tủ RCW 50 EG của hãng Domestic vào năm 2003-4.
- Nhiệm vụ: (i) Quản lý hai loại hình bảo dưỡng trên toàn quốc: Bảo dưỡng dự phòng tại nơi lắp đặt thiết bị, Bảo dưỡng sửa chữa khi có yêu cầu qua điện thoại trên 63 tỉnh thành của Việt Nam và (ii) Xây dựng các báo cáo cáo quý của hoạt động bảo dưỡng, (iii) Theo dõi và giám sát các hoạt động đào tạo của các khóa đào tạo về sử dụng và bảo dưỡng hệ thống dây chuyền lạnh ở tuyến tỉnh và khu vực


Dự án VIE/024Tăng cường Quản lý Dây chuyền lạnh bảo quản máu quốc gia Việt Nam”,  tài trợ bởi Lux-Development
- Nhiệm vụ: Theo dõi và giám sát các hoạt động đào tạo về quản lý dây chuyền lạnh bảo quản máu: (i) Xây dựng tài liệu của khóa học (hướng dẫn cho người sử dụng, điều tra đánh giá nhu cầu, điều tra cơ bản và các mô đun giảng dạy), (ii) Tổ chức các khóa học 


Dự án Hỗ trợ Y tế tỉnh Hưng Yên (VIE/017), tài trợ bởi Lux-Development
- Mục tiêu dự án: “Tăng cường cung cấp dịch vụ y tế tại tỉnh Hưng Yên“ 
- Thành phần dự án: (i) Tăng cường năng lực quản lý và lập kế hoạch tại Sở Y tế Hưng Yên, (ii) Cải thiện chất lượng các dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên, (iii) Nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên 
- Nhiệm vụ: (i) Thu thập số liệu và các tài liệu dự án quan trọng để tổng hợp và phân tích cho thảo đóng dự án VIE/017 (ii) Hỗ trợ chuyên gia quốc tế xây dựng báo cáo cuối kỳ


Dự án Nâng cấp Bệnh viện (Giai đoạn 1) tại Quảng Ninh, Sơn La, Bắc Cạn, Hải Phòng và Bình Phước, tài trợ bởi Ngân hàng Tái Thiết Đức
- Mục tiêu dự án: “Cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân tại các tỉnh thuộc dự án"  
Nhiệm vụ: Thu thập số liệu/thông tin về các chỉ số theo dõi hoạt động của bệnh viện, đánh giá các hoạt động và triển khai thực hiện dự án, kết quả đạt được, mục tiêu dự án và khuyến nghị của các bệnh viện để xây dựng báo cáo kết thúc dự án.


(3) Đánh giá dự án:
Đánh giá cuối kỳ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về An toàn Thực phẩm giai đoạn 2006-2010 và đề xuất cho giai đoạn 2011-2015
- Mục tiêu chương trình: “Xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm về VSATTP cho phù hợp các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới; góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm; đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế“
- Nhiệm vụ: Xây dựng báo cáo đánh giá cuối kỳ và đề xuất chương trình giai đoạn 2011 – 2015


Dự án nâng cấp trang thiết bị y tế cho ba Bệnh viện Bộ Công an, tài trợ bởi Chính phủ Áo. 
- Mục tiêu dự án: ”Nâng cấp trang thiết bị y tế cho ba Bệnh viện Bộ Công an”
- Thành phần dự án: (i) Mua sắm trang thiết bị y tế chuyên sâu và hiện đại, (ii) Cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất để tiếp nhận dự án và (iii) Đào tạo chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực chuyên môn của ba bệnh viện
- Nhiệm vụ: Xây dựng báo cáo đánh giá cuối kỳ cho dự án tại các bệnh viện: 19/8 ở Hà Nội, 19/9 ở Đà Nẵng và 30/4 ở Hồ Chí Minh


Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, Đánh giá cuối kỳ của dự án, 2004 – 2008 (Các khóa đào tạo trực tuyến về HIV/AIDS 2004 – 2008, tài trợ bởi InWEnt),
- Mục tiêu của dự án: Các chương trình của InWEnt trong ngành y tế nhằm thúc đẩy các quá trình đổi mới nhằm tăng cường hệ thống y tế và xây dựng các hệ thống an sinh xã hội“: (i) Cải thiện năng lực dự phòng, chẩn đoán và điều trị của các cơ sở y tế và cán bộ chuyên môn và (ii) Thúc đẩy cam kết chính trị và xã hội của các nhóm dân số khác nhau liên quan 
- Nhiệm vụ: Tham gia xây dựng báo cáo đánh giá cuối kỳ của dự án

Mr. Long cùng với chuyên gia tư vấn quốc tế cung cấp các khóa đào tạo và hội thảo về quản lý chất thải y tế và kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường trong một số dự án y tế:

(1) Dự án Tăng cường Hệ thống Y tế tỉnh tại Nghệ An và Thái Bình, tài trợ bởi Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW)
a. Tổ chức hội thảo "Xây dựng chiến lược quản lý chất thải y tế rắn và lỏng cấp tỉnh và cấp bệnh viện". Các chủ đề của hội thảo bao gồm:
  • o    Thông tin chung về các nhiễm khuẩn mắc phải và kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường
    o    Quản lý rác thải và chất thải y tế
    o    Các chiến lược và xây dựng các kế hoạch quản lý
    o    Theo dõi và kiểm tra
    o    Đầu tư và chi phí thường xuyên cho các hệ thống xử lý nước thải và rác thải
  • b. Đào tạo về quản lý chất thải y tế và tổ chức hội thảo về xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế tại các tỉnh thuộc dự án

(2) Dự án Hỗ trợ Hệ thống Y tế tại Việt Nam tại 5 tỉnh Yên Bái, Thanh Hoá, Phú Yên, Nghệ An và Thái Bình, tài trợ bởi GIZ
Đào tạo về kiểm soát hiễm khuẩn môi trường và kỹ thuật tại các tỉnh thuộc dự án về các chủ đề sau:
          o    Đơn vị tiệt trùng trung tâm
          o    Vệ sinh bệnh viện
          o    An toàn tiêm truyền
          o    Nước an toàn cho bệnh viện
          o    Xử lý thiết bị nội soi
Có lẽ đã lâu lâu rồi tôi chưa đi công tác đâu cả. Khoảng nửa năm nay tôi ở Hà Nội với một mớ những công việc lùng bùng chẳng biết đến khi nào sẽ kết thúc và càng không thể biết kết quả rồi sẽ như thế nào. Khoảng thời gian đó cũng đủ khiến tôi muốn thay đổi không khí bằng cách đến những miền đất mới mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến và khám phá những điều mới mẻ cũng như những con người thú vị trong cuộc sống đầy dẫy những biến đổi khôn lường mà dù trí óc có giàu tưởng tượng đến mấy ta cũng không thể nghĩ tới. Nói nghiêm túc, đây không phải là lúc để tôi đi xa Hà Nội vì tôi cần thêm thời gian để giải quyết những gì còn đang dở dang. Tuy nhiên, tôi vẫn lên kế hoạch lên đường vì đơn giản tôi chẳng còn lựa chọn nào khác.

Mục đích chính của chuyến đi không có gì khác ngoài việc làm sao cho một trong những dự án tôi đang quản lý có thể đi vào hoạt động như mong đợi của tất cả các bên liên quan. Từ khi đi làm tới giờ, đây là dự án làm tôi hao tổn thời gian và tâm sức nhiều nhất. Tất nhiên nó cũng là cái điên rồ nhất mà tôi từng làm và làm tôi phát điên nhiều nhất.

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai nơi tôi sẽ đến trong chuyến đi này. Mỗi nơi đều có những nét đặc thù khác nhau về phong cách làm việc, phong cách sống cũng như về văn hóa truyền thống. Tây Nguyên là nơi tôi háo hức đi nhất vì tôi chưa bao giờ đặt chân tới bất kỳ một tỉnh nào nơi đây và đây cũng là mảnh đất nhạy cảm nhất về mặt chính trị ở Việt Nam. Tôi thực sự tò mò và muốn khám phá những nét văn hóa đặc trưng của miền đất này bằng chính những bước chân và con mắt của mình. Những nét văn hóa đặc sắc và đặc trưng của Tây Nguyên như các loại nhạc cụ độc đáo từ chất liệu thiên nhiên sẵn có, dệt thổ cẩm, ẩm thực, cưỡi voi, cafe... Tôi muốn cùng với những người bản địa ở đây đi tới những xã xa xôi nhất, hẻo lảnh nhất và khó khăn nhất của tổ quốc mà cách tiếp cận duy nhất là đi bộ hay trèo đèo và lội suối. Tôi muốn trải nghiệm cái cảm giác mà đi từ sáng tới tối vẫn chưa tới được những nơi mình cần tới và cảm giác phiêu lưu khi đi trên những con đường mà một bên là vực thăm thẳm. Cảm giác đó thật thú vị vì đã quá lâu rồi tôi không có những trải nghiệm như vậy như thời sinh viên.

Tiếc là kế hoạch vẫn chỉ là những dự định chưa thể thành hiện thực vì thực tế tôi chỉ có hơn 1 ngày ở lại Tây Nguyên để làm việc và tranh thủ thưởng thức những ly cafe mang đúng hương vị đặc trưng của Tây Nguyên trong một không gian lãng mạn cũng rất Tây Nguyên. Hơn một ngày đó thật quá ngắn ngủi so với mong đợi của tôi nhưng tôi cũng cảm nhận được đôi chút những hương vị của Tây Nguyên, đặc biệt là những con người mà tôi đã tiếp xúc trong quá trình làm việc. Tôi đã rất may mắn được tiếp xúc với hai người phụ nữ nơi đây mà tôi cảm thấy rất ấn tượng và cảm động vì sự hiếu khách của họ. Một người đã ở độ tuổi trung niên và chuẩn bị nghỉ hưu, còn một người đang rất trẻ trung và dễ thương mà chỉ mới tiếp xúc một chút tôi đã cảm thấy rất mến. Họ đều là những người rất có trách nhiệm với công việc và thực sự làm việc hướng tới những lợi ích chung của cộng đồng. Sau giờ làm việc, họ đã dẫn tôi đi uống cafe gần nơi làm việc và chia sẻ rất chân thành về cuộc sống, công việc và những dự định của họ. Đặc biệt người phụ nữ ở độ tuổi trung niên đã cho tôi thấy thế nào mới gọi là làm việc. Sự nhiệt huyết và dẻo dai cùng với một loạt ý tưởng đầy sáng tạo và táo bạo của người phụ nữ này đã làm tôi phải suy ngẫm lại cách mà tôi đang làm việc cũng như gợi mở cho tôi hướng đi tiếp theo trong thời gian tới. Người phụ nữ này cũng giúp tôi nhận thức rõ ràng hơn rằng ngoại hình chẳng thể nào nói lên hết phong cách, tính cách và trí tuệ của một người. Đó là một con người ham học hỏi và say mê nghiên cứu những lĩnh vực hữu ích trong cuộc sống. Đó không phải là một con người khoác trên mình đầy những học hàm học vị cao ngất nhưng những kiến thức của người phụ nữ này thực sự đã được áp dụng vào cuộc sống muôn màu và đem lại rất rất nhiều lợi ích cho người dân Tây Nguyên. Đó là một tấm gương để tôi có thể học hỏi được một số điều quan trọng của cuộc sống. Người phụ nữ này cũng giúp tôi nhìn thấy được những nhược điểm của một người trẻ tuổi còn thiếu nhiều kinh nghiệm sống và làm việc.

Còn người phụ nữ trẻ kia là ai và tại sao tôi lại rất quý mến người phụ nữ này ngay từ lần đầu gặp gỡ? Qua tiếp xúc ban đầu trong công việc, tôi thấy người phụ nữ này thật thân thiện và dễ gần. Tôi có cảm giác đó vì cô ấy rất hay cười và có những nét cử chỉ thật đáng yêu. Điều đó đã làm khoảng cách giữa chúng tôi ngày một thu hẹp hơn. Tôi không thể nghĩ rằng mới chỉ lần đầu gặp mà chúng tôi lại có thể chia sẻ với nhau nhiều câu chuyện đến vậy. Có vẻ như chúng tôi cũng có duyên. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy có cảm giác nói chuyện với tôi hoài mà cảm thấy vẫn chưa hết chuyện để nói và tôi cũng có cảm giác tương tự. Câu chuyện bắt đầu từ việc cô ấy mời tôi đi ăn tối, một bữa tối thật thật giản dị. Đó là một tô bún bò đặc biệt mà theo cô ý bún ở đây mới là ngon nhất. Cô ý khen món phở ở Hà Nội là ngon nhất, không ở đâu phở có thể sánh bằng Hà Nội nhưng cô ý lại không thể ăn được bún ở Hà Nội. Như đã hẹn, khoảng 7h tối cô ý đã đi xe máy tới khách sạn đón tôi và tôi đã rất vui khi thấy cô ấy đang chờ tôi ở lễ tân. Thật lạ, Buôn Mê Thuật tối hôm đó thật lạnh và có một chút mưa phùn như mưa xuân, có lẽ do ảnh hưởng của đợt gió lạnh ở Miền Bắc chăng? Cô ý tới đón tôi nhưng tôi mới là người cầm lái và chúng tôi đã nói chuyện và cười nói với nhau thật là vui. Nụ cười luôn hiện hữu trên gương mặt chúng tôi với một cảm giác thật dễ chịu và lãng mạn. Dù mới chỉ là 7h tối nhưng đường phố lúc đó thật vắng vẻ và ít người đi lại, không khí thì rất dễ chịu. Chúng tôi vừa đi vừa tíu tít chuyện trò nên chẳng mấy chốc chúng tôi đã tới quán ăn. Cảm giác ăn tô bún bò lúc đó thật ngon vì thời tiết tương đối lạnh, tôi vừa ăn vừa sụt sịt. Chỉ nhoắng một cái tôi đã ăn xong tô bún với cái bụng no căng. Thực sự, tôi thấy tô bún thật ngon đúng như cô ấy đã mô tả trước đó. Thật tuyệt! Tiếp đó, cô ý đưa tôi tới một quán cafe để thưởng thức đúng hương vị cafe đặc trưng và lôi cuốn của Tây Nguyên. Đó là một quán rất rộng với khôn gian rất lãng mạn, ấm cũng và nhẹ nhàng. Đây cũng là nơi thường tổ chức những sự kiện văn hóa đặc biệt và trưng bầy những hiện vật truyền thống của người Tây Nguyên. Cô ấy đã dẫn tôi đi tham quan xung quanh và giới thiệu cho tôi hiểu hơn về hương vị cafe Tây Nguyên trước khi ngồi xuống thưởng thức cafe của quán. Đó là ly cafe thứ hai trong ngày mà cô ý đã mời tôi thưởng thức. Tôi gọi một ly cafe nóng với rất rất ít sữa như mọi khi tôi vẫn hay uống. Tôi từ từ nhâm nhi từng chút cafe để có thể cảm nhận được sự khác biệt của vị cafe Tây Nguyên. Tôi và cô ấy đã chụp chung với nhau một vài kiểu ảnh để làm kỷ niệm tại đây. Chúng tôi lại tiếp tục những câu chuyện của cuộc sống và của công việc như thể chúng tôi đã quen nhau từ trước đó rất lâu và lâu rồi mới có dịp gặp lại. Hết câu chuyện này tới những câu chuyện khác cứ thế trôi qua cùng với ly cafe như là là một chất xúc tác để đưa đẩy câu chuyện. Đó là một cảm giác thật nhẹ nhàng và thư giãn trong một Tây Nguyên tĩnh lặng. Tôi cảm thấy bớt căng thẳng và cảm giác mệt mỏi do công việc bỗng chốc tiêu tan đi nhanh chóng. Cho tới khi khách đã vắng dần và cũng là lúc chúng tôi cần trở về. Trên đường về, những câu chuyện vẫn cứ thế tiếp tục mặc dù thời tiết ngoài đường đã lạnh hơn nhiều. Dường như, chẳng có gì có thể ngăn được những câu chuyện của chúng tôi. Về tới khách sạn, trong tôi có một cảm giác gì đó hơi lưu luyến. Có vẻ như tôi chưa muốn về thì phải?

Tưởng rằng câu chuyện Tây Nguyên của tôi đến đây là kết thúc vì hôm sau tôi phải quay trở lại Sài Gòn. Nhưng không, câu chuyện của Tây Nguyên vẫn tiếp tục cho tới những ngày tôi ở Sài Gòn. Kế hoạch làm việc do tôi lập nên bỗng chốc bị thay đổi đột ngột bởi sếp thế mà lại hay. Ngày tôi phải quay lại Sài Gòn cũng là ngày cô ấy tới Sài Gòn để giải quyết việc cá nhân. Chúng tôi không đi cùng chuyến bay nhưng tối hôm đó chúng tôi đã gặp nhau sau khi cô ý xuống sân bay và về tới khách sạn lúc 9h tối. Tôi đã hẹn cô ý tầm đó tôi sẽ sang đón và mời cô ý ăn tối. Chúng tôi đã cùng dạo bộ để tìm một quán ăn theo hướng dẫn của anh chàng bảo vệ khách sạn. Chúng tôi đã rất phấn khởi vì lại gặp nhau thật tình cờ và may mắn. Chúng tôi vừa đi bộ vừa nói chuyện và cứ từng đoạn đường chúng tôi lại hỏi thăm người ven đường để chắc chắn rằng chúng tôi đang đi đúng hướng. Cũng không quá khó để chúng tôi tìm đường quán ăn này. Món ăn tôi mời cô ý cũng là món ăn lần đầu tiên cô ấy được thưởng thức. Tôi đã đề nghị đồ uống cho bữa ăn là hai chai bia Heniken, mỗi người một chai. Ban đầu cô ý không đồng ý vì không uống được và rất dễ đỏ mặt. Cô ý giống tôi về điều này vì chúng tôi đều là những người giãn mạch tốt nên mới bị như vậy. Cô ấy không muốn nên tôi cũng không ép nhưng không hiểu sao lúc sau cô ý lại đồng ý với điều kiện tôi uống đỡ cho cô ý một chút. Tôi đồng ý và chúng tôi đã chạm cốc mừng sự hội ngộ này tại Sài Gòn. Không biết có phải bia là chất xúc tác không nhưng bữa tối thật vui với những câu chuyện mới mà chẳng mới chút nào vì nó chỉ là những câu chuyện đời thường. Dù là chuyện đời thường nhưng chúng tôi không thiếu sự hài hước trong mỗi câu chuyện được kể. Khi cả hai chai bia đều hết là lúc bữa tối của chúng tôi cũng kết thúc. Chúng tôi thanh toán tiền và ra khỏi quán với hai cái bụng no căng. Chúng tôi lại tiếp tục dạo bộ ra về và ngó nghiêng trên đường rồi dừng chân tại một quán nước mía bên vỉa hè vì hai bàn chân đã mỏi và cũng khát nước nữa. Ở quán nước, cô ấy đã mua cho mỗi người hai tấm vé số của một người đàn ông đã cao tuổi và bị tàn tật để giúp đỡ người đàn ông đó và với hy vọng vui là chúng tôi sẽ trở thành tỷ phú. Chúng tôi sẽ chia 50-50 nếu trúng bất kỳ giải nào. Tại quán nước, cũng rất nhiều câu chuyện đã được chia sẻ cùng với hai cốc nước mía mát lạnh. Chẳng mấy chốc cũng tới gần 12h đêm và chúng tôi lại đi bộ về khách sạn để nghỉ ngơi vì sáng sớm hôm sau chúng tôi đều có những công việc riêng cần phải làm. Chúng tôi chia tay tại cửa khách sạn của cô ấy và tôi bắt taxi về khách sạn của tôi.

Sau một ngày giải quyết hết những công việc riêng, chúng tôi lại hẹn gặp nhau vì công việc chung trong dự án. Chỉ trong chốc lát chúng tôi đã thống nhất được với nhau hướng giải quyết và chúng tôi đã tranh thủ thời gian còn lại để đi mua sắm một vài thứ. Chúng tôi tới một cái chợ nhỏ và giá cả phải chăng ở Sài Gòn. Tôi đã mua được một số thứ tôi thích và cô ý cũng vậy. Tiếp đó, chúng tôi đã đi xem sách và đĩa hát vì tôi có thú vui đọc sách và cô ý thì cần mua một vài cái đĩa làm quà cho người thân. Do vậy, nhà sách là địa điểm tiếp theo chúng tôi dừng chân vì thông thường nhà sách thì cũng bán kém cả đĩa nhạc. Cô ý nói cô ý sẽ tặng tôi một đĩa hát mà tôi thích nhưng tôi đã đề nghị chuyển sang là tặng sách vì tôi có thể dễ dàng tải được những bản nhạc mà tôi thích trên internet và mua tặng sách thì thích hơn. Tôi đã chọn được hai cuốn sách cho mình là “Nghệ thuật đàm phán” và “Quản lý dự án” vì sau khi xem qua nội dung của hai cuốn này tôi thấy chúng phù hợp với tôi và có thể góp phần giúp tôi giải quyết một số vấn đề của thực tế. Vậy là tôi đã có một món quà của một người bạn Tây Nguyên đúng như sở thích của tôi và tôi cảm thấy rất vui vì món quán đó.

Câu chuyện về hai người phụ nữ này sẽ còn được tiếp tục vì chúng tôi còn nhiều cơ hội để làm việc với nhau. Có thể chúng tôi cách xa nhau khoảng 1000km nhưng chúng tôi vẫn liên lạc với nhau để giải quyết công việc qua email và điện thoại. Với tôi, đó là những người phụ nữ tuyệt vời vì đó là những con người thực việc thực. Họ sống chân thành, trách nhiệm và nhiệt huyết với cuộc sống và công việc. Đó là một vài nét mà tôi muốn ghi lại ở đây trong chuyến công tác này về con người Tây Nguyên.

Mình xin trân trọng giới thiệu với cả nhà cuốn sách “7 thói quen để thành đạt (The 7 Habits of Highly  Effective People)” của tác giả Stephen R. Covey.  Mình có thói quen đọc sách để giải quyết một vấn đề nhất định của công việc nhưng chưa bao giờ đọc hết một quyển nào cả. Đây là cuốn sách đầu tiên mà mình đọc hết tất cả các mục và tất cả các trang (471 trang) :d Khi đọc lướt qua lời nói đầu, mục lục và tiểu sử tác giả, mình nhận thấy đây cũng là quyển sách đáng để đọc và ngẫm nghĩ. Đọc xong, mình thấy trở thành người hiệu quả cũng không phải là đơn giản chút nào nếu mọi thứ ta làm đều là cảm tính, không tuân theo những nguyên tắc đúng đắn. Dường như, mình cũng có những thói quen này nhưng mức độ đạt được còn thực sự khiêm tốn và tự nhận thấy phải tiếp tục rèn luyện bản thân không ngừng để các thói quen này thực sự đi vào cuộc sống ở mức độ cao hơn.


Đầu tiên, mình tóm tắt qua đôi điều hấp dẫn về cuốn sách này và về tác giả. Với hơn 20 triệu bản phát hành, được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên khắp thế giới và được bình chọn là một trong 10 cuốn sách về quản trị có giá trị nhất từ trước tới nay. TS. Stephen R. Covey là một nhà giáo dục, một chuyên gia tư vấn về quản lý con người và là bậc thầy về rèn luyện tính cách, khả năng lãnh đạo và các vấn đề tâm lý cuộc sống. Ông tốt nghiệp MBA tại ĐH Havard và Tiến sỹ về hành vi học tại ĐH Bringham Young. Ông nhận được 7 bằng tiến sỹ danh dự của các trường đại học danh tiếng và được tạp chí Time công nhận là một trong 2 người Mỹ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ông là sáng lập viên và là Phó chủ tịch của Cty FranklinCovey có văn phòng tại 123 nước. Cty chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo, nâng cao hiệu quả làm việc, các công cụ nâng cao năng suất lao động và đánh giá tổ chức, tập thể và cá nhân.

Vậy 7 thói quen chúng ta cần rèn luyện ở đây là gì để tạo nên sự thành công? Chúng bao gồm: (i) Luôn chủ động, (ii) Bắt đầu từ mục tiêu đã được xác định, (iii) Ưu tiên cho điều quan trọng nhất, (iv)Tư duy cùng thắng, (v) Lắng nghe và thấu hiểu, (vi) Đồng tâm hiệp lực và (vii) Rèn giũa bản than. 3 thói quen đầu là các thói quen của thành tích cá nhân – sẽ làm tăng sự tự tin một cách đáng kể, giúp hiểu bản thân hơn với những ý nghĩa sâu xa về bản chất, giá trị và năng lực cống hiến. 3 thói quen tiếp theo nói về thành tích tập thể, giúp hàn gắn và xây dựng lại các mối quan hệ quan trọng đã bị xói mòn hay sắp bị phá vỡ, còn các mối quan hệ tốt đẹp sẽ sâu sắc, vững chắc hơn và sáng tạo hơn. Theo một cách nghĩ khác, 3 thói quen đầu là “hứa và giữ lời hứa” và 3 thói quen sau là “khuyến khích người khác cùng tham gia và cùng nhau tìm ra giải pháp tối ưu”. Thói quen thứ 7 sẽ đem lại sức sống mới cho 6 thói quen đầu tiên và giúp bạn thực sự trở thành người độc lập và có được hiệu quả trong các mối quan hệ tương hỗ.

Cảm nhận đầu tiên của mình khi đọc những trang đầu của quyển sách này là như đang đọc TRIẾT HỌC. Dường như tác giả đã gửi gắm những tư tưởng triết học hay những phát hiện của ông mang tính quy luật tự nhiên khách quan của tự nhiên khi vận dụng 7 thói quen đó. Và cảm giác đó bắt đầu khi đọc đến mục “Ảnh hưởng của mô thức”. Thuật ngữ “Mô thức” có xuất xứ  từ tiếng Hy Lạp và được hiểu ở đây là mô hình, lý thuyết, nhận thức, giả thuyết hay khung tham chiếu. “Mô thức” là cách chúng ta “nhìn” thế giới bằng nhận thức, sử dụng hiểu biết và theo cách lý giải của riêng chúng ta. Mô thức là nguồn gốc của thái độ và hành vi. Vì vậy việc thay đổi thái độ và hành vi bên ngoài sẽ không mấy hiệu quả nếu không xem xét lại các mô thức cơ bản hình thành thái độ và hành vi của chúng ta và tất nhiên, việc thay đổi được mô thức không đơn giản vì nó diễn ra rất chậm chạp và đầy khó khăn. Vì vậy, chúng ta chỉ đạt được thành công lớn lao khi thay đổi những mô thức cơ bản của chính chúng ta. Còn Khái niệm Triết học mà chúng ta đã từng học là “Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó”.  Triết học còn có vai trò thế giới quan và phương pháp luận trong đời sống xã hội. Trong đó, thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới xung quanh, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và trong thực tiễn. Trong triết học, phương pháp luận và thế giới quan không tách rời nhau. Khi so sánh một số khái niệm trên, chúng ta có thể cảm nhận được phần nào tính triết học của cuốn sách này. Hay nói cách khác, những điều tác giả đề cập là cội nguồn của những nguyên tắc đúng đắn – là những quy luật tự nhiên. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những thói quen này để hiểu rõ hơn tư tưởng của những thói quen này – lấy nguyên tắc làm trọng tâm và lấy tính cách con người làm nền tảng nhằm mang lại sự thành đạt của cá nhân và sự thành công trong mối quan hệ giữa con người với nhau.

Để giúp người đọc dễ hiểu những nguyên tắc được trình bày trong cuốn sách, tác giả đã phân tích rất chi tiết ý nghĩa và bản chất của những thói quen với những ví dụ thực tế trong cuộc sống và công việc cũng như tình huống minh họa sinh động. Đọc đến đâu, mình đều cố gắng liên hệ những thói quen mà tác giả nêu ra với chính những thói quen của mình trong cuộc sống. Có vẻ như mình mới đạt được những thói quen tác giả tổng kết ở mức độ nửa vời. Ví dụ như “tính luôn chủ động”, nhiều khi mình cực kỳ chủ động trong công việc nhưng đôi khi mọi thứ lại rất ì ạch và bị động đối phó với nhiệm vụ được giao vì động cơ làm việc lúc đó xuống quá thấp hoặc đôi khi mình bị cảm xúc chi phối ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc. Chỉ khi deadline đến thì mô tơ trong mình bắt đầu quay tít. Về “mục tiêu và ưu tiên cho điều quan trọng nhất”, do bị “bệnh nghề nghiệp” nên mọi thứ mình làm đều bắt đầu từ mục tiêu và đặt ưu tiên. Nghề của mình liên quan đến nghiên cứu/điều tra/khảo sát và xây dựng/quản lý dự án trong lĩnh vực y tế nên mọi thứ đều phải xuất phát từ mục tiêu tức là làm điều đó để đạt được gì. Tuy nhiên, lắm lúc mình cũng lạc lối vì quên đi “giá trị cốt lõi” hay “vai trò” của bản thân trong cuộc sống này là gì hoặc đặt ưu tiên này thì lại dành thời gian làm việc khác vô bổ vì không cưỡng lại được những “cám dỗ” trong cuộc sống. Về “tư duy cùng thắng”, cơ bản mình có tư duy này vì cho rằng đa phần mối quan hệ của chúng ta sẽ trở lên tương thuộc khi chúng ta có sự độc lập. Nhưng đôi khi mình cũng rất hiếu thắng trong “đàm phán”. Về “lắng nghe và thấu hiểu”, lắm lúc mình cũng hay lắng nghe nhưng chẳng thấu hiểu và “suy bụng ta ra bụng người” hoặc thậm chí chẳng thèm lắng nghe, nói gì đến thấu hiểu. Kỹ năng này chắc phải được “bồi bổ” thêm. Về “đồng tâm hiệp lực”, quan điểm của mình là thiếu nó thì khó mà thành đại sự vì mọi người đều có sự khác biệt về suy nghĩ và năng lực. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng, quan trọng là chúng ta cần kết nối được điểm mạnh của nhau để hạn chế những điểm yếu. Nghĩ như vậy là một chuyện nhưng thời gian mới kiểm nghiệm được nói và làm có đi đôi với nhau hay không. Về “rèn giũa bản thân”, quả là không đơn giản tý nào khi ta cần rèn luyện để giúp các thói quen trên trở nên ngày càng hoàn thiện ở mức độ cao hơn. Thói quen này giúp ta xây dựng năng lực cá nhân được cải thiện không ngừng. Đó là một vài sự liên hệ nhỏ trong vô vàn hạn chế của chính bản thân mình. Để hiểu rõ hơn các thói quen này và cách rèn luyện, mời các bạn đọc chi tiết những phân tích của tác giả trong cuốn sách này. Mình hy vọng các bạn sẽ tìm được nhiều điều bổ ích và lý thú trong cuốn sách này.

 Chốt lại cảm nhận về cuốn sách này của mình là phải chăng triết học là một môn học đáng để nghiên cứu một cách nghiêm túc khi còn ngồi trên ghế nhà trường? Liệu nó có quá khó đối với sinh viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm cuộc sống? Liệu chăng mình nên lôi sách triết học ra để nghiên cứu lại và ngẫm nghĩ về nó bằng cách gắn nó vào những gì mình đã trải qua sau khi rời ghế nhà trường để đối mặt với thực tế của cuộc sống “cơm áo gạo tiền”? Về cuốn sách này, một vài câu hỏi nữa đặt ra về tính ứng dụng của cuốn sách là “liệu bạn có tin 7 thói quen là những nguyên tắc đúng đắn và sẽ có kế hoạch rèn luyện chúng không và cuốn sách liệu có làm thay đổi cuộc sống của bạn không”?
(Ngày 5/2/2012)
Để tạo lập sự cân bằng, con người cần phải biết cho và nhận. Nhưng cho và nhận như thế nào lại cũng là việc rất đáng bàn.

Sau khi tạo dựng được một khối lượng tài sản khổng lồ cho cá nhân trong suốt cuộc đời làm việc, ông Bill Gates tặng lại cho quỹ từ thiện 60 tỷ đô la, còn ông Warren Buffett tuyên bố sẽ hiến dâng đến 90% tài sản cho các chương trình không vụ lợi. Tôi nghĩ cách hành xử này đã đem lại một ảnh hưởng vô cùng lớn lao trên khắp thế giới, hiệu quả hơn cả ngàn tỷ đô la mà Chính phủ Mỹ đã bỏ ra để bảo vệ những quyền lợi mơ hồ tại Afghanistan và Iraq.

Hai ông Gates và Buffett đã thay đổi hẳn tư duy của nhiều thế hệ về hình ảnh xấu xí của các nhà tài phiệt. Họ và rất nhiều tỷ phú khác của Mỹ như: Turner, Soros, Cooperman… đã định vị lại giá trị cốt lõi của một siêu cường kinh tế. Trong khi đó, khi qua Trung Quốc vào năm 2010 để kêu gọi các tỷ phú nước này đóng góp thêm cho xã hội, hai ông đã thất bại và chỉ nhận được "cam kết" khoảng 100 triệu đô la. Điều đáng nói là sau đó phần lớn các cam kết này đã "cuốn theo chiều gió" và đi vào quên lãng, kiểu như một số "đại gia" Việt Nam thể hiện tên tuổi qua các cuộc đấu giá từ thiện. Lịch sử đã cho thấy, con người luôn bị giằng co bởi hai chữ "cho" và "nhận". Kinh thánh Cơ Đốc, triết lý và văn hóa Âu - Mỹ luôn ca tụng người cho. Triết lý nhà Phật lấy đức từ bi làm căn nguyên, còn kinh Koran của Hồi giáo cấm chuyện thu lãi suất khi cho vay nợ. Trong khi đó, lòng tham và nhu cầu sinh tồn luôn buộc một người bình thường phải tranh đấu để "nhận" càng nhiều càng tốt, không những cho mình mà còn cho cả dòng họ, con cháu. Câu nói "người thắng cuộc là người có nhiều đồ chơi nhất khi chết" thoạt nghe khá khôi hài, nhưng chứa đựng một thực tại rất đúng với đại đa số nhân loại. 

Với tôi, lời của cha luôn nằm trong tâm trí: "Con muốn giúp người nghèo thì đừng bao giờ làm một người nghèo". Nếu mình không "nhận", không tích tụ, thì lấy gì để cho? Muốn giúp người về tri thức phải thu nhận để có kiến thức; muốn giúp người đau yếu, bản thân mình phải mạnh khỏe. Ngay cả khi "cho" là một mục tiêu của cuộc đời, mình vẫn phải đối diện với nhiều mâu thuẫn nội tại, vì ai cũng hiểu rằng, khi lao vào thương trường, doanh nhân gần như phải làm việc 24 tiếng mỗi ngày (khi ngủ cũng mơ đến công việc) và phải vượt qua bao áp lực, từ tài chính, sản phẩm, nhân viên bên trong, đến khách hàng, đối thủ, thay đổi bên ngoài. Thì giờ và sức lực nào còn lại để "cho"?

Bill Gates đã từng là người giàu nhất thế giới nhiều năm trước khi "cho". Khi được hỏi về tài sản kếch xù của mình và sự mời gọi của các chương trình từ thiện, ông thường vắn tắt là: ông quá bận để nghĩ đến chuyện này. Giới truyền thông ào ạt chỉ trích ông với những lời lẽ dành cho bọn trọc phú keo kiệt. Mãi đến năm 2000, khi ông hoàn tất kế hoạch "cho", ông mới tuyên bố chỉ giữ lại cho con cái và gia đình vài chục triệu đô la, đủ có một đời sống thoải mái. Tất cả tài sản còn lại ông sẽ trao tặng hết cho các quỹ từ thiện. Ông giải thích việc "cho" cũng phức tạp và khó khăn không kém việc kiếm tiền.

Trong lĩnh vực từ thiện, không thiếu những đại gia giả dối dùng hoạt động từ thiện để đánh bóng thành tích và tên tuổi của mình một cách trâng tráo. Mặt khác, cũng không thiếu kẻ sẵn sàng lợi dụng người nghèo khổ để ăn cắp tiền từ thiện. Với nhiều nhân vật khác, "cho" là một hình thức sám hối cho những "tội lỗi" mà họ đã gây ra trong quá khứ khi tạo dựng tài sản. Những cái "cho" này có thể rất thực, tự đáy trái tim buồn bã của họ, nhưng nhiều vị lại "cho" chỉ vì cần một vé tàu lên thiên đường, tránh những lời "hăm dọa" của các vị sư sãi hay cha xứ.

Nhưng nói chung, vì thói quen quản lý hiệu quả số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi cho đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng. Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất một cách vô lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức. Vì vậy, tôi rất cảm thông và chia sẻ với những đại gia Việt Nam đang gánh chịu những điều tiếng về việc "cho". Trong khi các triệu phú Âu - Mỹ đã ổn định nhiều năm về mặt tài chính, những người mới phất lên ở Việt Nam vẫn phải vất vả giải quyết chuyện làm ăn hàng ngày. Giống như trường hợp Bill Gates, xin đừng trách hay thắc mắc về sự rộng rãi và lòng nhân ái của họ. Khi sẵn sàng, họ sẽ làm chúng ta ngạc nhiên với số tiền mà họ "cho". Chúng có thể gây ấn tượng hơn cả những chân dài và máy bay riêng hay siêu xe mà họ đang "nhận".

Một đại gia Mỹ có nói: "We work to make a living. We give to make a life". Hiểu theo nghĩa bóng, chúng ta phải "nhận" để tồn tại, nhưng chúng ta phải "cho" để tạo dựng một cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn cho mình.

(Sưu tầm)
Copyright © 2012 Trần Thanh Long | Quản lý dự án | Quản lý bệnh viện | Y tế công cộng | Nghiên cứu | Đào tạo.